ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV DINA

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV DINA

Điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập câu lạc bộ mới nhất

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty  LUẬT DINA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DINA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thứ nhất, điều kiện về thành lập hội.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Điều kiện thành lập hội

1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

2. Có điều lệ;

3. Có trụ sở;

4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.”

Theo đó, bạn cần đáp ứng được tất cả các điều kiện trên thì mới đủ điều kiện để được thành lập hội.

Thứ hai, thành lập ban vận động hội.

Khi đã đáp ứng được điều kiện về thành lập hội, bạn và những người đồng sáng lập cần phải thành lập ban vận động thành lập hội.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định:

Số lượng thành viên trong ban thành lập hội được quy định tại khoản 3, cụ thể như sau:

“3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:

a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;

b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;

c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;

d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.”

Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động hội được quy định tại khoản 4:

4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:

a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.”

Công nhận ban vận động thành lập hội:

“5. Công nhận ban vận động thành lập hội:

a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;

b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;

d) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”

Thứ ba, hồ sơ xin phép thành lập hội

Căn cứ Điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin phép thành lập hội

“Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội

  1. Đơn xin phép thành lập hội.
  2. Dự thảo điều lệ.
  3. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  4. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
  5. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
  6. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).”

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với Công ty Luật DINA để được giải đáp tại.

-----------
Để được hỗ trợ những vấn đề pháp luật liên quan, vui lòng liên hệ: CÔNG TY LUẬT DINA
Địa chỉ: (1) 229 Đường Nguyễn Đệ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
(2) Ấp Thới Hòa, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ
Mail: luatdina@gmail.com
Website: luatdina.com