VI BẰNG CÓ THAY THẾ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG ĐƯỢC KHÔNG?
Vi bằng và văn bản công chứng là hai loại văn bản khác nhau về cả bản chất và giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn hai loại giấy tờ này và thậm chí, nhiều người còn xem hai loại giấy tờ này là một.
Khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khẳng định:
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Như vậy, vi bằng không phải văn bản công chứng, không thay thế văn bản công chứng. Đây là hai loại giấy tờ độc lập, khác nhau, có nhiệm vụ và công dụng hoàn toàn khác nhau.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
.jpg/z3123735000298_17ee3943b63fe1cb9cd3aa3c0ed55943(1)__427x320.jpg)
- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại cùng họ, tên của Thừa phát lại - người lập vi bằng;
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có;
- Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này;
- Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại;
- Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu…
Ngoài ra, trong vi bằng, nếu có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang; có từ hai tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.
---------